Có một bệnh lý rất phổ biến làm đau chân, nặng chân, vọp bẻ nhưng rất ít người biết và chú ý đó là suy giãn tĩnh mạch chân.
Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?
Suy giãn tĩnh mạch là do suy và tổn thương những van ở tĩnh mạch chân đưa đến giãn tĩnh mạch. Đây là một bệnh lý phổ biến ở người trên 30 tuổi thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Giai đoạn đầu, người bệnh thường bị đau chân, nặng chân khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều. Ban đêm thường bị chuột rút (vọp bẻ) khi thay đổi tư thế, cảm giác tê chân, châm chích như có kiến bò vùng cẳng chân. Bệnh tiến triển gây phù chân xảy ra khi đứng nhiều, ngồi lâu sau một ngày làm việc. Phù chân thường kín đáo, người bệnh đôi khi chỉ cảm thấy khi mang giày dép chật vào cuối mỗi ngày. Trên da xuất hiện những tĩnh mạch hình mạng lưới hay tĩnh mạch giãn to ngoằn ngoèo khiến người bệnh không hài lòng về mặt thẩm mỹ. Da vùng chân thay đổi màu sắc, ngứa (thường lầm với chàm dị ứng), xơ cứng và cuối cùng là loét.
Những người dễ bị suy tĩnh mạch chân do công việc phải ngồi, đứng lâu, ít vận động như: nhân viên văn phòng, bán hàng, tài xế, đầu bếp, giáo viên, thợ làm tóc, phẫu thuật viên,.. Phụ nữ dễ bị hơn nam giới do ảnh hưởng thai kỳ, mãn kinh và có yếu tố di truyền đối với những gia đình có cơ địa dễ bị suy giãn tĩnh mạch chân.
Ở các nước phương Tây, tỉ lệ nữ tốn chi phí khám, điều trị và nghỉ việc do bệnh suy giãn tĩnh mạch chiếm 25-33% và 10-20% đối với người nam trưởng thành. Bệnh tái phát đưa đến những biến chứng nặng nề phải phẫu thuật như loét chân, nhiễm trùng rất khó trị, tạo cục máu đông (có thể gây tắc mạch máu ở phổi).
Điều trị và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chân
Khám và thăm hỏi lâm sàng thường ít xác định được bệnh cũng như đánh giá mức độ của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Hiện nay, siêu âm màu mạch máu hai chân là xét nghiệm phổ biến cho việc chẩn đoán cũng như đánh giá mức độ tổn thương.
SGTM là một bệnh mãn tính, diễn tiến theo thời gian, tuổi tác gặp nhiều khó khăn trong điều trị. Bệnh rất cần sự kiên nhẫn, tuân thủ của bệnh nhân và bệnh không bao giờ được nói là chữa khỏi hoàn toàn dù bằng phương pháp nào: Phẩu thuật, cắt đốt bằng laser, chích xơ, thuốc…. Đến nay, trong Dược Điển Tiêu Chuẩn Mỹ chưa có thuốc tây y nào điều trị hiệu quả bệnh SGTM.
Thực phẩm chức năng VENPOTEN từ New Zealand, thành phần gồm: Horse chestnut (tên khoa học Aesculus hippocastanum) và Rutin. Thành phần thảo dược Horse chestnut của VENPOTEN đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy có kết quả giảm đau chân(91%), giảm nặng chân (85%), giảm sưng phù chân (84%), giảm ngứa chân (Công trình nghiên cứu gộp do Bác sĩ Michelle Orengo-Mc Farlane, Giảng viên Khoa Y Học Gia Đình và Cộng Đồng tại đại học California, San Francisco, Mỹ làm). Nghiên cứu cũng cho thấy horse chestnut cho hiệu quả tương đương với mang vớ ép, hơn nữa người bệnh dễ tuân thủ hơn so với mang vớ ép. VENPOTEN đã có mặt tại Việt Nam trên ba năm đã khẳng định hiệu quả hỗ trợ điều trị, phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch và được rất nhiều người bệnh tin dùng.
Bài viết được đăng trên các số báo:
Thanh Niên (số ra ngày 20-03-2012)
Tuổi Trẻ ((số ra ngày 29-03-2012)
Thanh Niên (số ra ngày 10-04-2012)
Tuổi Trẻ (số ra ngày 17-04-2012)
Tuổi Trẻ (số ra ngày 10-05-2012)
Tuổi Trẻ (số ra ngày 07-06-2012)
Sài Gòn Giải Phóng (số ra ngày 18-06-2012)
Tuổi Trẻ (số ra ngày 03-07-2012)
Thanh Niên (số ra ngày 17-07-2012)
Tuổi Trẻ (số ra ngày 19-07-2012)
Tuổi Trẻ (số ra ngày Online 19-07-2012)
Công giáo & Dân tộc (số ra ngày 19-07-2012)
Tuổi Trẻ (số ra ngày 24-07-2012)
Tuổi Trẻ Online (số ra ngày 24-07-2012)
Công giáo & Dân tộc (số ra ngày 27-07-2012)
BS Thùy Linh