Suy giãn tĩnh mạch chân » Nhận biết - Các yếu tố nguy cơ

Các dấu hiệu nhận biết bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Các dấu hiệu nhận biết bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Suy giãn tĩnh mạch chân là một bệnh lý khá phổ biến nhưng ít được nhận biết ở người bệnh cũng như các bác sĩ thăm khám. Những triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch thường bị nhầm lẫn với bệnh khớp, hạ calci...Khi bạn thấy chân mình nặng nề, đau bắp chuối,có cảm giác tê rần khó chịu hay phù mắc cá chân bạn có thể đang bị suy giãn tĩnh mạch chân.

 Các dấu hiệu nhận biết bệnh lý suy tĩnh mạch sớm :

- Mỏi chân, nặng chân, đau bắp vế, cảm giác bị căng nặng.
- Sưng mắt cá chân, thấy rõ nhất là buổi tối sau một ngày làm việc.
- Hay bị chuột rút, nhất là vào ban đêm.
- Cảm giác bị kiến bò và ngứa chân.
- Có những đường vằn mạch máu nhỏ hay những đường gân xanh nổi trên da.
- Đau cổ chân. Có vết chàm hay loét vùng cổ chân, viêm mô dưới da.
Những triệu chứng trên tăng khi đứng lâu, giảm dần nếu gác chân lên cao.

Diễn tiến bệnh :
- Một bên chân sưng phù, nhất là khi đứng nhiều. Nổi các sợi gân xanh.
- Đau nhức bắp vế, chuột rút thường xuyên nhất là về đêm.
- Chân nóng sưng đỏ và rất đau, các tĩnh mạch nổi rõ và cứng chứng tỏ có viêm tắc tĩnh mạch.
- Toàn bộ hệ thống tĩnh mạch bị giãn lớn, gây rối loạn biến dưỡng da, những vết loét lâu lành, nhiễm trùng và chảy máu chân.
- Giãn tĩnh mạch có cục máu đông trong lòng mạch sẽ theo dòng máu chảy về tim. Biến chứng nặng là thuyên tắc động mạch phổi và có thể dẫn tới tử vong.


Suy giãn tĩnh mạch chi dưới, các dấu hiệu nhận biếtNhững ai dễ bị suy giãn tĩnh mạch?
- Nữ nhiều hơn nam, do bệnh lý có liên quan đến tác động của nội tiết. Những người trong gia đình có mẹ hay chị bị bệnh dễ bị suy tĩnh mạch hơn.
- Phụ nữ có thai, sau sanh, hoặc dùng thuốc ngừa thai.
- Người làm nghề đứng nhiều như: giáo viên, nhân viên bán hàng, bác sĩ phẫu thuật, cảnh sát giao thông, thợ dệt…
- Người ngồi nhiều 1 chỗ ít đi lại như: nhân viên văn phòng, tài xế...
- Người béo phì.
- Người ăn ít chất xơ, hay bị táo bón.
- Bệnh nhân sau những cuộc mổ lớn, kéo dài như mổ đẻ, mổ xương chấn thương, mổ niệu…
- Người phải nằm bất động lâu như sau khi bị tai biến mạch máu não, bó bột…
- Người làm việc trong môi trường nóng ẩm và liên tục đứng, ít đi lại.

Làm sao biết mình có bị suy tĩnh mạch hay không?
Việc xác định chẩn đoán chủ yếu dựa vào khám lâm sàng bao gồm nhìn thấy những đoạn tĩnh mạch bị giãn, ngoằn ngoèo, da đổi màu, rối loạn dinh dưỡng, loét và sự xuất hiện của các u máu.

Sờ để biết được độ cứng của phần mềm, đặc biệt là vùng trước xương chày, so sánh cả hai bên. Ngoài ra có thể sờ thấy cả một đoạn tĩnh mạch cứng, phù nề, các cục thuyên tắc và xác định nhiệt độ của da.

Cuối cùng chẩn đoán được xác định bằng Siêu âm Doppler màu mạch máu 2 chi dưới , với phương pháp này cho phép xác định được những rối loạn huyết động học, tình trạng của các van tĩnh mạch, mức độ giãn của tĩnh mạch và các cục thuyên tắc trong lòng mạch để từ đó có thái độ điều trị đúng đắn. Các bệnh viện lớn, bệnh viện thành phố, bệnh viện quận đều có thực hiện siêu âm này.

Siêu âm Doppler màu là một phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, rất an toàn, cho kết quả ngay với mức độ chính xác từ 95-99%. Siêu âm Doppler màu tĩnh mạch cho phép thấy hình ảnh đoạn tĩnh mạch bị dãn, các van tĩnh mạch bị suy mất chức năng và thấy được có cục máu đông hình thành trong lòng tĩnh mạch hay không.

Vì suy giãn tĩnh mạch là bệnh mãn tính tiến triển theo thời gian, khi đã xác đinh là suy giãn tĩnh mạch bạn nên tư vấn bác sĩ và dùng những sản phẩm thảo dược có hiệu quả cao và nhiều người tin dùng như VENPOTEN để làm giảm những triệu chứng của bệnh và làm chậm diễn tiến của bệnh.

                                   Tư vấn bệnh Suy giãn tĩnh mạch miễn phí
                                                             BS. Thùy Linh
                                    Điện thoại: 090 670 5500 08-38208315

 
 


Các bài khác:
BÁC SĨ THÙY LINH
TƯ VẤN MIỄN PHÍ
0906705500

ĐẶT HÀNG - MUA HÀNG
(028) 38208315
(T2-T6: 8h-17h
T7: 8h-12h)
TÌM KIẾM
Tìm nâng cao  
WEB LIÊN KẾT