Suy giãn tĩnh mạch chân

Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả

Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không biết mình bị bệnh vì triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với chứng viêm khớp, đau khớp, viêm thần kinh tọa…

 Khi bị đau chân, nặng chân, người bệnh thường nghĩ rằng mình bị bệnh về khớp và thường tìm đến bác sĩ khớp, cũng như khi bị vọp bẻ (chuột rút) ở chân, hầu như mọi người đều nghĩ mình bị thiếu calci. Không phát hiện sớm để điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng bệnh sẽ làm bệnh tiến triển nặng, khó chữa.

 Điều trị suy giãn tĩnh mạch như thế nào.

Dù không gây tử vong nhưng SGTM  ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, khả năng lao động cũng như tiền bạc của người bệnh vì bệnh kéo dài chi phí điều trị cao. Các dữ liệu từ hệ thống an ninh Brazil cho thấy suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý thường gặp thứ 14 gây nghỉ việc tạm thời và là bệnh lý đứng thứ 32 gây tàn tật vĩnh viễn và cần trợ cấp tài chính từ cộng đồng. Ở Pháp suy giãn tĩnh mạch là nguyên nhân đứng thứ 8 làm bệnh nhân phải nhập viện.

Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh lý mãn tính gặp nhiều khó khăn trong điều trị. Loét do tĩnh mạch xảy ra trên 0,3% dân số ở các nước phương tây nhưng tỷ lệ chữa lành chỉ là 1% người bị. Không một phương pháp điều trị nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh SGTM. Tùy vào cơ địa, mức độ mắc bệnh, các biện pháp điều trị sẽ có tỷ lệ thành công khác nhau. Vấn đề càng trầm trọng hơn khi bệnh lý suy giãn tĩnh mạch luôn tiến triển và có khuynh hướng tái phát. Có hai phương pháp điều trị SGTM chính : Can thiệp và không can thiệp.

1.1 Những phương pháp can thiệp:

Các phương pháp này có một kết quả chung là loại bỏ những tĩnh mạch bị giãn ra khỏi hệ thống tuần hoàn, làm những tĩnh mạch này không còn chức năng đưa máu về tim. Các phương pháp này thường được thực hiện cho vấn đề thẩm mỹ của người bệnh. Những phương pháp can thiệp này cũng không điều trị khỏi hoàn toàn bệnh suy giãn tĩnh mạch, bệnh vẫn tái phát.

1.2 Điều trị SGTM bằng tiêm xơ ( chích xơ)

  • NGUYÊN LÝ: Tiêm một chất gây xơ hóa vào trong tĩnh mạch nông. Chất này gây tổn thương nội mạc và thành phần lân cận của lớp trung mạc, dẫn đến hình thành huyết khối làm tắc lòng tĩnh mạch bị suy. Lúc này máu sẽ không còn chảy qua đoạn tĩnh mạch đã bị xơ hóa này, tĩnh mạch  không còn phồng lên, khi nhìn từ ngoài sẽ không thấy đoạn tĩnh mạch nổi nữa.

Trước và sau khi tiêm xơ tĩnh mạch

 

  • NHỮNG AI KHÔNG NÊN LÀM:

- Dị ứng với thuốc gây xơ - Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới cấp - Rối loạn đông máu hoặc đang điều trị chống đông - Bệnh động mạch chi dưới - Có thai

  • BIẾN CHỨNG:

- Tiêm vào động mạch, gây tắc động mạch cấp, có nguy cơ phải cắt cụt chi. - Máu tụ tại vị trí tiêm xơ. - Viêm tĩnh mạch hay quanh tĩnh mạch (do tiêm quá nhiều chất gây xơ). - Đám rối loạn sắc tố da, viêm mô dưới da, hoại tử da.

1.3 Điều trị SGTM bằng nhiệt nội tĩnh mạch

  • NGUYÊN LÝ: Phóng thích một năng lượng nhiệt vừa đủ vào trong lòng tĩnh mạch để phá hủy tĩnh mạch bằng những phản ứng sinh lý không thể đảo ngược.
  • PHƯƠNG PHÁP:

- Điều trị nhiệt nội tĩnh mạch bằng sóng radio cao tần - Điều trị nhiệt nội tĩnh mạch bằng laser  Phương pháp can thiệp: luồn sợi đốt laser/RF qua da® vào lòng TM dưới hướng dẫn của siêu âm.

  • NHỮNG AI KHÔNG NÊN LÀM:

- Dị dạng động tĩnh mạch - Tắc nghẽn tĩnh mạch sâu - Bệnh nhân không thể vận động - Rối loạn đông máu hoặc đang điều trị chống đông - Máy tạo nhịp tim (với RF)

  • ƯU ĐIỂM:

- Can thiệp tối thiểu: BN không cần nằm viện - Gây tê tại chỗ, không để lại sẹo - Thời gian phục hồi nhanh.

1.4 Điều trị SGTM bằng laser trên da

 

  • NGUYÊN LÝ: sử dụng hiệu ứng nhiệt để làm mờ các tĩnh mạch nông trên da.
  • CHỈ ĐỊNH: giãn tĩnh mạch mạng nhện hoặc dạng lưới trên da.

Làm mờ tĩnh mạch bằng tia laser

1.5 Điều trị SGTM bằng phẩu thuật.

  • NGUYÊN LÝ: Bác sĩ bỏ một đoạn tĩnh mạch bị giãn.
  • BIẾN CHỨNG:
  • Tụ máu tại chỗ hoặc dọc theo đường đi của tĩnh mạch được lấy bỏ.
  • Dị cảm chi dưới, do tổn thương thần kinh hiển trong  hoặc hiển ngoài.
  • Huyết khối tĩnh mạch.
  • Tái phát suy giãn tĩnh mạch.
  • Những biện pháp không can thiệp.

    5.1 Vớ ép y khoa

    Vớ ép y khoa là loại vớ đặc biệt, mang từ chân đến đùi hoặc đầu gối. Vớ ép y khoa được làm bằng một loại sợi có tính đàn hồi mạnh ôm chặt bàn chân, áp lực vớ được giảm dần dọc theo chiều dài chân từ cổ chân, và ít chặt hơn ở đùi hoặc đầu gối. Áp lực của vớ có từng mức, điều này cho phép vớ ép đều đặn lên cơ cẳng chân, từ đó giúp đưa máu về tim, giảm sưng phù bàn chân và ngăn hình thành cục máu đông.

    5.2  Điều trị nội khoa.

    • Cho đến nay tại Mỹ (Hoa Kỳ) chưa có loại thuốc nào thật sự được công nhận để điều trị cho bệnh suy giãn tĩnh mạch. Tại Mỹ ở những trung tâm điều trị có uy tín ngoài những phương pháp can thiệp và mang vớ ép y khoa, các bác sĩ đều khuyên bệnh nhân dùng thảo dược Horse chesnut (tên khoa học Aesculus hippocastanum) cho bệnh suy giãn tĩnh mạch.
    • http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/varicose-veins/diagnosis-treatment/treatment/txc-20178245 
    • Sản phẩm thảo dược Venpoten được nhập khẩu nguyên lọ từ New Zealand. Thành phần venpoten gồm Horse chestnut (hạt dẻ ngựa) và Rutin (chiết xuất từ Hoa Hòe).
    • Venpoten có mặt tại thị trường Việt Nam từ 2009. Venpoten là sản phẩm thảo dược dẫn đầu cho người suy giãn tĩnh mạch. Trước khi Venpoten có mặt các bác sĩ chỉ cho những sản phẩm chứa Diosmin(như Daflon) để điều trị. Dù hiệu quả không cao nhưng bệnh nhân không có sản phẩm thay thế và phải chịu đựng những triệu chứng khó chịu của suy giãn tĩnh mạch. Khi Venpoten ra thị trường nhiều người bị suy giãn tĩnh mạch đã không còn bị hành hạ bởi những triệu chứng khó chịu của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Chính vì vậy Venpoten ngày càng khẳng định hiệu quả và được nhiều bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch tin dùng. Trước thành công của Venpoten nhiều công ty đã đưa ra những sản phẩm tương tự, nhưng sản phẩm Venpoten được khẳng định qua thời gian luôn có giá trị vượt trội. Vì vậy khi mua hàng xin quý khách hàng mua đúng sản phẩm Venpoten và không chấp nhận hàng thay thế.

    VENPOTEN là sản phẩm tiên phong trong điều trị Suy tĩnh mạch tại Việt Nam, có mặt trên thị trường đã 7 năm, hiệu quả trên 80% người bệnh suy giãn tĩnh mạch.

    4.2.3 Những phương pháp hỗ trợ điều trị khác.

    Trong điều trị suy giãn tĩnh mạch cần sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ và người bệnh. Người bệnh cần phải có kiến thức về bệnh, các phương pháp điều trị, các biện pháp hỗ trợ điều trị. Người bệnh cần kiên nhẫn , tuân thủ điều trị vì vấn đề điều trị là lâu dài và bệnh rất dễ tái phát .

    Hiện nay trên internet nhiều công ty quảng cáo những sản phẩm hay phương pháp điều trị của mình là nhanh chóng và có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh SGTM là không đúng.

     

    BS Thùy Linh
     

Tư vấn bệnh Suy giãn tĩnh mạch miễn phí
BS. Thùy Linh
Điện thoại: 090 670 5500 - (028) 6684 3862

 

 


Các bài khác:
BÁC SĨ THÙY LINH
TƯ VẤN MIỄN PHÍ
0906705500

ĐẶT HÀNG - MUA HÀNG
(028) 38208315
(T2-T6: 8h-17h
T7: 8h-12h)
TÌM KIẾM
Tìm nâng cao  
WEB LIÊN KẾT